Xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ của giáo dục nghề nghiệp

Hotline
0978.035.005 02193.864.387

   

Thứ 3, Ngày 19/03/2024
Đăng kí |

Xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ của giáo dục nghề nghiệp


Share to google_plusone Share to Twitter


Trên thế giới hiện nay, chuẩn đầu ra được sử dụng ngày càng phổ biến trong việc phát triển các khung trình độ và hệ thống trình độ quốc gia, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề, hướng nghiệp và tư vấn nghề. Mục đích chính sử dụng chuẩn đầu ra nhằm gắn kết tốt hơn giáo dục đào tạo với thị trường lao động và việc làm.
 CƠ SỞ PHÁP LÝ
 

Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN (AQRF) đã sử dụng chuẩn đầu ra như một cách tiếp cận đơn nhất để các nước thành viên có thể tham chiếu trình độ trong nội khối. Tại Việt Nam, theo Khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng đã và đang được xây dựng, ban hành, tạo cơ sở để thực hiện phát triển chương trình, nhất là các chương trình đào tạo nhân lực tay nghề cao.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 34 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Về bản chất, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp phản ánh đầy đủ về nội hàm của chuẩn đầu ra theo cách gọi của nhiều nước trên thế giới. Do vậy, một cách gọi khác về “quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp” theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đó là Chuẩn đầu ra.

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 2 của Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam thì “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp”;

Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 1-2-2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp (sau đây gọi chung là chuẩn đầu ra) cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”.

Để triển khai xây dựng chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20-4-2017.

Năm 2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức xây dựng được 160 quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

NỘI DUNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TỪNG NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO 

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành, nghề đào tạo, trên cơ sở thực tiễn đào tạo, điều kiện đặc thù của vùng miền và nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau: 1) Giới thiệu chung về ngành, nghề; 2) Kiến thức; 3) Kỹ năng; 4) Mức độ tự chủ và trách nhiệm; 5) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; 6) Khả năng học tập, nâng cao trình độ.

Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm hướng đến công khai với xã hội, người học và người sử dụng lao động biết được về chuẩn năng lực nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, loại hình công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp mỗi cấp trình độ theo từng ngành, nghề đào tạo. Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đây sẽ là cơ sở để các trường xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo. Xây dựng chuẩn đầu ra cũng tạo ra  sự linh hoạt và trách nhiệm hơn đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt là xác định và đánh giá những gì người học thể hiện được.

Thêm vào đó, việc xây dựng chuẩn đầu ra còn giúp cho việc tổ chức, thiết kế toàn bộ trình độ giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tính thống nhất và sự liên thông giữa các bậc đào tạo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học trong khung trình độ quốc gia. Đồng thời, việc xây dựng chuẩn đầu ra còn là cơ sở đánh giá và chứng nhận chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.

TS. Vũ Xuân Hùng

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Nguồn: baomoi.com

Ý kiến bạn đọc

code
Các bài đã đăng

Sang Đức học nghề miễn phí, người Việt còn được trả hơn 30 triệu đồng/tháng

Sang Đức học nghề miễn phí, người Việt còn được trả hơn 30 triệu đồng/tháng

08:41 | 19/03/2024

Khi học nghề tại Đức, nhiều lao động Việt vẫn kiếm được 23-33 triệu đồng/tháng trong năm đầu tiên. Khi đã có bằng nghề, người lao động có thể có thu nhập lên đến 75 triệu đồng/tháng.

Trường nghề mở rộng phương thức tuyển sinh

Trường nghề mở rộng phương thức tuyển sinh

08:18 | 19/03/2024

Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM bổ sung hình thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực, chứng chỉ tiếng Anh với hy vọng thu hút thí sinh.

Chuẩn hóa đào tạo nghề cho người lao động

Chuẩn hóa đào tạo nghề cho người lao động

08:01 | 19/03/2024

Ngày 15-3, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững trong tình hình mới.

Hà Nội đào tạo nghề cho 235.000 lượt người trong năm 2024

Hà Nội đào tạo nghề cho 235.000 lượt người trong năm 2024

09:06 | 06/03/2024

ANTD.VN - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch 73/KH-UBND về triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn năm 2024.

Tập trung nâng cao trình độ lao động ở những ngành nghề mới

Tập trung nâng cao trình độ lao động ở những ngành nghề mới

08:21 | 04/03/2024

Các ngành nghề mới cần tập trung nâng cao trình độ cho lao động có thể kể tới như: trí tuệ nhân tạo, chip bán dần, chuyển đổi năng lượng, tín chỉ carbon, năng lượng hydrogen, logicstics, đường sắt cao tốc, du lịch halal...

Thông báo tuyển sinh

Thông báo tuyển chọn điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại CHLB Đức trong ngành điều dưỡng đa khóa 4 (năm 2022-2023)
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác Dự án “Ba bên cùng có lợi - Tuyển chọn học viên Việt Nam trở thành điều dưỡng viên tương lai tại CHLB Đức” giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) - Bộ Lao động...
Thông báo tuyển sinh 2021
Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường Công lập. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượn...
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định thông báo tuyển sinh hệ chính quy năm 2021
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định (mã: SKN) là trường Đại học công lập Trung ương, trụ sở đóng tại Thành phố Nam Định, có lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển, đào tạo trình độ thạc sĩ, đại...
Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang tuyển sinh năm 2020
Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang tuyển sinh năm 2020 như sau:
Tài trợ chi phí ăn, ở cho học viên du học nghề sang Đức
Đó là thông tin vừa được Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET) công bố nhằm tạo điều kiện cho các học viên đăng ký học tiếng Đức và học nghề để du học nghề sang Đức trong năm 2019.

Thông tin về các khóa đào tạo nghề và kỹ năng

Điều kiện để được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề
Một trong các điều kiện để được hỗ trợ kinh phí đào tạo kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là khi đóng đủ BHXH từ đủ 12 tháng trở lên
THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ NĂM 2021
Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh hệ Cao đẳng Khoá 13 năm học 2021-2022 với chỉ tiêu và các nghề đào tạo như sau:
Học nghề miễn phí và có lương tại CHLB Đức
Trường CĐ Viễn Đông, Công ty Cổ phần Lao động Việt Đức và Tập đoàn Y khoa Dortmund thuộc bang Nordrhein-Westfalen (CHLB Đức) vừa ký kết hợp tác chương trình đào tạo nghề của Đức.
Lớp đào tạo nghề gắn với mô hình sản xuất tại xã Giáp Trung, Bắc Mê
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của xã Giáp Trung, năm 2019 Trung tâm GDNN-GDTX Bắc Mê đã phối hợp với UBND xã, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên xã Giáp Trung tổ chức mở lớp dạy nghề nông ngh...
Thúc đẩy hợp tác phát triển kỹ năng nghề
Ngày 21/5, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực – HRD Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi và hợp tác phát triển kỹ năng nghề Hội nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh...

Hỗ trợ

Đường dây hỗ trợ đăng ký qua mạng, dịch vụ thông tin:

HOTLINE TƯ VẤN
0978.035.005 02193.864.387

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Ứng viên tiêu biểu

Chảo Quốc Đông

Chảo Quốc Đông

Chảo Quốc Đông
Tẩn Cù Chảm

Tẩn Cù Chảm

Tẩn Cù Chảm
Lù Thị Lương

Lù Thị Lương

Lù Thị Lương
Triệu Chàn Ton

Triệu Chàn Ton

Triệu Chàn Ton
Giàng Mí Sình

Giàng Mí Sình

Giàng Mí Sình
Mua Mí 	Dình

Mua Mí Dình

Mua Mí Dình

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH HÀ GIANG