Từ ngày 9-11/5/2018, tại tỉnh Bình Dương, Cục Việc làm phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức Hội nghị Truyền thông về việc làm đối với cơ quan báo chí. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội NguyễnThị Hà, ông Nguyễn Văn Hùng – Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), ông Trần Ngọc Diễn – Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội,ông Trần Bá Dung - Trưởng Ban nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam. Đại diện Cục Việc làm, Cục trưởng Lê Kim Dung, Phó Cục trưởng Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Quyên tham dự hội nghị. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Sở Lao động– Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương và phóng viên của các cơ quan báo chí,thông tấn.
Thứ trưởng Bộ Lao động- TBXH, Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đã ghi nhận những đóng góp của Cục Việc làm và sự phối hợp của các cơ quan báo chí đã góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về lao động – việc làm trên cả nước trong những năm vừa qua. Lĩnh vực việc làm, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp đã có những bước tiến đáng kể góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về những chính sách giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, bảo hiểm thất nghiệp đã được nâng lên. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nêu ra một số những tồn tại, do chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông, dẫn đến nhận thức của một số doanh nghiệp, người lao động và người dân ở một số khu vực về việc làm, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp vẫn chưa đầy đủ, họ chưa thấy hết được lợi ích lâu dài của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, về vai trò của các Trung tâm Dịch vụ việc làm, về các chính sách việc làm cho các đối tượng đặc thù như: thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, người học nghề…
Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Việc làm Lê Kim Dung đã chia sẻ về việc thực hiện quản lý Nhà nước về việc làm cũng như định hướng trong thời gian tới, cụ thể: Trong 10 năm qua, Cục Việc làm đã tích cực, chủ động nghiên cứu, xây dựng, tham mưu trình Bộ trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về việc làm theo quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy và bảo đảm việc làm theo hướng bền vững cho người lao động… Đặc biệt là, Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về việc làm, Xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án hỗ trợ tạo việc làm,Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm, quản lý lao động, laođộng nước ngoài, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tổ chức thựchiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm…
Cục trưởng Cục Việc làm, Lê Kim Dung phát biểu tại Hội nghị
Định hướng trong thời gian tới, Cục Việc làm sẽ tiếp tục tham mưu, giúp Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội thực hiện có hiệu quả hơn chức năng quản lý Nhà nước về việc làm và tập trung thực hiện một số giải pháp, trong đó coi trọng việc hoàn thiện thể chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập... Hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ tạo việc làm như Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020; hoạt động hỗ trợ tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; lồng ghép chính sách việc làm công trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ... Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh thu thập, cập nhật và phân tích thông tin thị trường lao động và thông tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp… Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm dịch vụ việc làm nhằm nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên... Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động; tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Việc làm Lê Quang Trung cũng có nhiều chia sẻ về kết quả triển khai quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam và giải đáp một số câu hỏi của Báo Đồng Tháp,Báo BHXH Việt Nam, Báo Bảo vệ Pháp luật, Cổng thông tin điện tử Chính phủ… liên quan đến BHTN, quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam và 10 chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương.
Phó Cục trưởng Lê Quang Trung phát biểu tại Hội nghị
Liên quan đến lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài, Phó Cục Trưởng Lê Quang Trung cho biết: Dịch chuyển lao động giữa các quốc gia,các vùng lãnh thổ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập. Trong những năm gần đây, số lượng người lao động nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc tại Việt Nam có xu hướng gia tăng đã đáp ứng sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là những lĩnh vực mới, đòi hỏi công nghệ cao. Tính đến đầu năm 2018, cả nước có trên80.000 người lao động nước ngoài đến từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm việc ở các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Trong đó trên chiếm trên 95% tổng số lao động nước ngoài thuộc diện cấpgiấy phép lao động đã được cấp giấy phép lao động. Riêng về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp giấy phép lao động theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử. Tính đến tháng 3 năm 2018 đã có 41 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai phần mềm cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử. Về công tác quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến người lao động nước ngoài, các địa phương tuyệt đối không vì thu hút đầu tư mà nới lỏng quản lý lao động nước ngoài. Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ, kinh nghiệm để từng bước thay thế các vị trí công việc của lao động nước ngoài.
Tại Hội nghị, đã có nhiều tham luận,chia sẻ của các đại biểu như ông Nguyễn Văn Hùng - Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất Bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Trần Bá Dung - Hội Nhà báo Việt Nam; Đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương,… về các vấn đề trong truyền thông về việc làm, quản lý lao động, BHTN và những vấn đề liên quan.
Hội nghị truyền thông về việc làm đối với các cơ quan báo chí có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng liên quan về lĩnh vực việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động. Thông qua Hội nghị, những định hướng tuyên truyền trong thời gian tới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, hoàn thành các chỉ tiêu về lao động - việc làm của các địa phương và trên cả nước.
TTQGDVVL