Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), năm 2024, có 143.160 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, đạt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Trong đó, thị trường lao động Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn, tới 50%. Đối với thị trường tiềm năng này, nhiều giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước được đẩy mạnh; công tác tuyển chọn, đào tạo lao động được quản lý chặt chẽ hơn; nhiều đơn vị bắt đầu coi đây là thị trường tiềm năng để đầu tư.
Lao động Việt Nam lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản vì rất nhiều lý do, nhưng chủ yếu vẫn là điều kiện làm việc cởi mở, chế độ sinh hoạt, phúc lợi cao.
Để trợ lực tài chính cho các bạn trẻ có mong muốn học tập, làm việc tại nước ngoài, nhiều giải pháp được đưa ra. Trong đó, huy động doanh nghiệp ký kết các gói tài chính hỗ trợ học viên Việt Nam là một phương án.
Nhật Bản được xem là thị trường tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam đi học tập và phát triển sự nghiệp. Trong bối cảnh Nhật Bản phải đối diện với tình trạng già hoá dân số, chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người lao động nước ngoài. Nói riêng về thu nhập, người lao động Việt có thể nhận được mức lương từ 1.400-1.600 USD/tháng. Tuy nhiên, để đạt được mức lương này, người lao động cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tác phong, nghiệp vụ.
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 380 của UBND thành phố, về thực hiện Kế hoạch số 297 Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị duy trì, phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiếp nhận mới; nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, ý thức cho người lao động trước khi cung ứng ra nước ngoài. Mục tiêu của Hà Nội đến năm 2030, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm thông.
Nguồn: nld.com.vn