BTV: Câu hỏi khán giả: Tôi đóng bảo hiểm xã hội đã 9 tháng thì tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Lê Quang Trung: đóng bảo hiểm xã hội 9 tháng không phải là đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu anh đóng bảo hiểm thất nghiệp 9 tháng thì cũng chưa đủ điều kiện theo quy định tại điều 15 của nghị định số 127 ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ.
BTV: Câu hỏi khán giả: Tôi là giáo viên phổ thông trung học tôi nhận quyết định đi làm từ 11 tháng 8 năm 2010 đóng bảo hiểm từ thời gian này và hiện nay đang hưởng 85% lương với hệ số lương là 2,34. Đến nay nêu muốn thôi việc tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không?Số tiền hưởng là bao nhiêu trong thời gian là bao lâu?
Lê Quang Trung: Trong trường hợp này thì phần trăm đứng lớp không thuộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp trên hệ số lương 2,34. Về điều kiện hưởng, phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng theo quy đinh tại điều 15 của nghị định số 127. Nếu bạn thỏa mãn điều kiện thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Về mức hưởng, theo quy đinh tại khoản 2 điều 16 nghị định số 27 mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% số tiền công bình quân nhận được của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Thời gian hưởng thì tùy theo thời gian đóng của ban. Nếu bạn đóng đủ 12 tháng cho đến dưới 36 tháng thì bạn được 3 tháng. Nếu bạn đóng từu 36 tháng đến dưới 72 tháng thì bạn được 6 tháng. Nếu bạn đóng đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng thì ban được 9 tháng, và bạn được 12 tháng nếu bạn đóng đủ 144 tháng trở lên. Trình tự đăng ký thất nghiệp bạn phải đăng ký với trung tâm giới thiệu việc làm địa phương nơi bạn làm việc. Bạn sẽ phải nộp hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
BTV: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi làm việc đến khi nghỉ hưu thì số tiền này đi đâu? Và khi về hưu tối có được hưởng phần nào từ quỹ này không?
Lê Quang Trung: Theo quy định tại khoản 1 điều 5 luật bảo hiểm xã hội quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng thì mức hưởng bảo hiểm tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và có sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 1 điều 102 luật bảo hiểm xã hội thì khoản đóng bảo hiểm của bác sẽ được nộp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và được sử dụng cho các mục đích quy định tại điều 103 của luật này. Trường hợp bac không bị thất nghiệp theo quy định thì bác không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định vì nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp là nguyên tắc chia sẻ giữa các người tham gia. Trong quá trình làm việc trong quá trình lao động chắc không ai là người muốn rơi vào tinh trang thất nghiệp.
BTV: Câu hỏi khán giả: Tôi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 31 tháng và sau 1 năm nghỉ việc thì bị treo bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan làm chính sách có làm sai hay không?
Lê Quang Trung: Trường hợp của anh là đã đóng dủ 36 tháng và trong vòng 3 tháng kể từ khi thất nghiệp anh đến đăng ký thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm tại nơi anh mất việc thì anh sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Nhưng anh đã nghỉ việc 1 năm, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của anh vẫn được bảo lưu nếu anh chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được cộng dồn cho lần tiếp theo. Theo quy định tại điều 121 nghị định 127 ngày 12 tháng 12 năm 2008 của chính phủ. Anh phải xem lại xem mình có muốn hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hay không, mình đã nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng hạn chưa?
BTV: : Câu hỏi khán giả: sau khi thực hiện đúng quyết định tạm dừng nhận trợ cấp thất nghiệp và đã nhận được quyết định nhận trở lại rồi thì chị có được truy lĩnh hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho các tháng trước đó hay không?
Lê Quang Trung: Theo quy định trong các trường hợp đã bị dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiêp tục thực hiện các quy đinh để tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chị sẽ được hưởng những tháng còn lại ghi trong quyết định, những tháng dừng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
BTV: Khi mà đăng ký nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động phải đến tận trung tâm giới thiệu việc làm nhưng rồi sau đó thì lại phải đợi các cơ quan chức năng khác thẩm định hồ sơ và chi trả bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 15 ngày. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay thì nhiều người cho rằng quy định này la không phù hợp gây khó cho người lao động.
Lê Quang Trung: Trong thời gian vừa qua Bộ LĐ&TB-XH vừa trình chính phủ và ban hành các quy đinh theo thẩm quyền làm sao tạo điều kiên thuận lợi nhất cho người lao động có thể đăng kí bảo hiểm thất nghiệp. Đối với trường hợp khi người lao động có đủ kiều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng chế độ kể từ ngày thứ 16 tính từ ngày người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn cho người lao động và thực hiên các chế độ trong khi đăng ký BHTN. Chúng tôi cũng rá soát lại các khâu các thủ tục xem hợp lý hay chưa làm sao để cho người lao động đến đăng ký tại 1 địa điểm và phải trực tiếp đến đăng ký vì trực tiếp đến đăng ký là thể hiện cái nhu cầu được tư vấn chế độ chính sách cũng như là tư vấn giới thiệu việc làm từ lúc đăng kí. Có nhiều trường hợp khi được trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm lại tìm được việc làm ngay trong 15 ngày đăng kí và cũng không cần hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy việc trực tiếp đến đăng kí bảo hiểm thất nghiệp là 1 việc băt buộc cho người lao động và trung tâm giới thiệu việc làm. Đây cũng là kinh nghiệm của các nước đã có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp phát triển trển thế giới. Trong quá trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng vẫn phải đến để khai báo việc mình tích cực tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp.
BTV: Chúng ta có nên quy định luôn trung tâm giới thiệu việc làm là nơi chi trả bảo hiểm thất nghiệp?
Lê Quang Trung: Khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đây là vấn đề bộ LĐ&TB-Xh cũng đã đề nghị với chính phủ với bảo hiểm xã hội Việt Nam với hình thức ủy quyền hay ủy thác để làm sao tập trung chi trả vào 1 đầu mối tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đồng thời cũng giúp cho các trung tam giới thiệu việc làm kiểm soát được cũng như xử lý được các vấn đề phát sinh khi mà phát hiện các trường hợp.
BTV: Tôi có nghe nói là thực trạng nhiều lao động ở doanh nghiệp hiện nay lợi dụng những kẽ hở của chính sách đê chuộc lơi, vậy các ban ngành tổ chức đã có những chính sách gì để quản lý khắc phục hiện tượng này tránh thiệt thòi cho những lao động khác?
Lê Quang Trung: chúng tôi từ những năm 2006 đến 2008 khi xây dựng các nghị định để hướng dẫn xử lý các tình huống xảy ra khi người lao động lợi dụng quỹ nhằm chuộc lợi. Chỉ đạo các sở lao động thương binh xã hội các trung tâm giới thiệu việc làm phối hợp với tổ chức công đoàn phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để sớm phát hiện các trường hợp vi phạm trục lợi quỹ BHTN. Tuy nhiên đến thời điểm này cũng chưa có phát hiện bất kỳ trường hợp nào vi phạm và cố tình trục lợi quỹ này.
Theo VOV1