Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng ở khu vực và thế giới, gia nhập TPP là cơ hội rất lớn, mở cho chúng ta thị trường xuất khẩu rộng lớn kích thích và tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, cạnh tranh; Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm nay, đây sẽ là một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề trong ASEAN.. đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức, cạnh tranh là tất yếu, luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau trong lĩnh vực việc làm
Một là, Việc hội nhập tạo tiềm năng lớn để các nước dịch chuyển cơ cấu và phát triển kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và xuất nhập khẩu, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào các địa phương của ta để tận dụng các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi…để sản xuất phục vụ xuất khẩu ra thị trường khu vực và toàn cầu. Mặt khác, việc Việt Nam tham gia hội nhập những cam kết thực hiện các luật lệ liên quan đến thương mại và đầu tư sẽ làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của ta. Cải thiện việc phân bổ nguồn lực và hiệu quả cao hơn, các địa phương sẽ có điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc tăng cường phát triển sản xuất và đổi mới cơ cấu ngành hàng phục vụ xuất khẩu do mở rộng được thị trường quốc tế, nhờ đó đẩy mạnh giải quyết việc làm. Cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu sẽ tạo sức ép và điều kiện để Nhà nước và các địa phương điều chỉnh phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả hơn, tập trung vào các ngành hàng có sức tiêu thụ cao trên thị trường quốc tế. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp cận công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại, sẽ có nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn của nước ngoài vào Việt Nam với trang thiết bị công nghệ hiện đại và đội ngũ lao động quốc tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và từ đó tạo điều kiện cho chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận, học tập, nhất là phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến.
Khi hội nhập sẽ làm tăng các cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng việc làm, sẽ xuất hiện nhiều cơ hội việc làm ở các lĩnh vực mới, các khu vực mới, các khu vực có thể tăng cơ hội việc làm là các ngành sản xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực, thủy sản gỗ..., nhưng cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và có khả năng giảm cơ hội việc làm ở những ngành được bảo hộ của Nhà nước và ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước; một số ngành như mía đường, dược, thức ăn chăn nuôi và khu vực nông thôn cũng chịu tác động do cạnh tranh chất lượng sản phẩm và việc đô thị hoá, công nghiệp hoá sẽ làm cho một bộ phận nông dân mất đất làm giảm cơ hội việc làm.
Về tổng thể, khi hội nhập người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn với chất lượng cao hơn và có thể có một bộ phận sẽ bị mất việc làm, bị thụi việc thỡ vai trũ của bảo hiểm thất nghiệp cần được quan tâm đúng mức để hỗ trợ người lao động mất việc làm sớm tham gia thị trường lao động.
Hai là, nguồn lao động của Việt Nam lớn nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế:Theo kết quả điều tra lao động việc làm quý IV năm 2014 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 54,4 triệu người, trong đó lao động trẻ (nhóm tuổi từ 15-24) chiếm 13,4%, lao động nữ chiếm gần 50%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1 triệu lao động, cung cấp một nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe và có trình động văn hóa, đây là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Chất lượng lao động từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về đào tạo chuyên môn, kỹ thuật và thể lực; mức độ đầu tư của các doanh nghiệp vào đào tạo nhân lực so với các nước trong khu vực thì chúng ta cũng thấp nhất; ý thức, tác phong và thái độ làm việc còn hạn chế.
Trong điều kiện hội nhập và phát triển, sự phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới thì việc đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển là một đồi hỏi tất yếu. Khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng cũng là thách thức đối với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đối với lao động trẻ và lao động ở khu vực nông thôn. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi cả về tay nghề, trình độ chuyên môn và cả về thái độ, ý thức chấp hành pháp luật, tác phong làm việc, văn hoá ứng xử và kỷ luật lao động...
Ba là, năng suất lao động của Việt Nam thấp, đây là một trong những thách thức lớn của Việt Nam, năng suất trung bình lao động của Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines; 2 người lao động của Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt Nam; một người lao động Singapore bằng 5 người lao động Việt Nam... thường thì năng suất lao động đi liền với tiền lương thấp, chất lượng việc làm thấp, nên nhiều người cho rằng đó là lợi thế của nước đi sau, nhưng thực tế không đơn thuần như vậy, lợi thế giá rẻ trong khu vực ngày càng không được coi trọng, thêm vào đó là tăng nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ bởi lẽ lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả.
Bốn là, lao động di cư tăng: di cư quốc tế, khi Việt Nam hội nhập có những cam kết về vấn đề di chuyển thể nhân và để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lao động làm việc trong những lĩnh vực mới. Do đó, sẽ có một lực lượng lao động là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, có cạnh tranh gay gắt về lao động nước ngoài và lao động Việt Nam tại Việt Nam; đồng thời lao động Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để làm việc ở nước ngoài, vấn đề đặt ra là lao động Việt Nam phải chuẩn bị về trỡnh độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ và kỹ năng làm việc, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tỡm việc làm ở cỏc nước ASEAN.
Ở trong nước, thị trường lao động liên thông, năng động và phát triển, không có các rào cản về mặt hành chính thì việc di chuyển lao động là một tất yếu. Trong quá trình hội nhập và phát triển thì các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế được phát triển cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài... đã xuất hiện nhu cầu lớn về lao động và tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ, lao động nữ ở một ngành nghề như dệt may, giày da, điện tử...; đồng thời cũng chính quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá làm cho một bộ phận nông dân mất đất phải tìm việc làm ở các khu công nghiệp và khu vực thành thị là một thực tế. Tuy nhiên, việc lao động di cư đó đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phù hợp với điều kiện của cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội, điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người lao động là một vấn đề lý tưởng, nhưng trên thực tế việc tập trung quá nhiều vào khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung sẽ tạo áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng và nẩy sinh các vấn đề xã hội. Đối với khu vực nông thôn cũng có nhiều vấn đề đặt ra khi mà một bộ phận không nhỏ lao động trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá đi làm việc ở khu vực thành thị và khu công nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, tạo ra sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Năm là, hệ thống thông tin về thÞ trêng lao động còn nhiều hạn chế: thông tin thị trường lao động tuy đã được quan tâm và đáp ứng một phần nhu cầu trước mắt đối với người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, chưa liên thông giữa các địa phương, vùng miền. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của quốc gia và nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, tổ chức, nhu cầu tìm việc làm của người lao động là rất lớn, đa dạng, đồi hỏi thụng tin thị trường lao động phải đầy đủ, thống nhất, liên thông và phù hợp với quốc tế và khu vực tạo điều kiện thông suốt trong trong thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thông tin để tiếp cận chỗ làm việc ở trong và ngoài nước; người sử dụng lao động tiếp cận được lao động trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam.
Sỏu là, cần quan tâm nhiều đến hệ thống an sinh xã hội: Thị trường gắn liền với rủi ro, nhất là trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khó có thể tồn tại được, khi mà không tồn tại được thì dẫn đến người lao động bị mất việc làm, không có thu nhập; đối với các doanh nghiệp khác trong quá trình cạnh tranh và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải đổi mới công nghệ, phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới và không thể tránh khỏi có một bộ phận lao động sẽ không đáp ứng được yêu cầu buộc phải thôi việc, mất việc làm. Do đó cần phải có các chính sách, biện pháp để hỗ trợ, bảo vệ người lao động và đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra phải thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam được đặc biệt quan tâm: Các tiêu chuẩn lao động cơ bản luôn đi cùng với thương mại quốc tế; các tiêu chuẩn cơ bản gồm: Loại trừ và không sử dụng lao động trẻ em; loại trừ và không sử dụng lao động cưỡng bức; Bình đẳng trong công việc. Đây là những tiêu chuẩn cần thực hiện thường xuyên ở tất cả các lĩnh vực trên phạm vi cả nước; đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, công khai, minh bạch các quy định của pháp luật lao động Việt Nam, nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, ngay từ khâu tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác. Việc tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc là vấn đề rất quan trọng, nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị khách hàng tẩy chay không ký hợp đồng hoặc không sử dụng hàng hoá sản xuất ra; đồng thời nẩy sinh nhiều vấn đề trong quan hệ lao động và tranh chấp lao động.
Từ những vấn đề nêu trên, lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp trong thời kỳhội nhập cần đẩy mạnh giải pháp sau:
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản có liên quan:
Hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam đã ban hành và liên tục hoàn thiện theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế và các nguyên tắc của thị trường và đã được Tổ chức lao động quốc tế tích cực hỗ trợ trong các năm qua, Việt Nam cũng đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế. Trong quá trình hội nhập phải tiếp tục điều chỉnh các văn bản pháp luật về lao động cho phù hợp với các cam kết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, trước hết là vấn đề thị trường lao động, quan hệ lao động, đào tạo và đào tạo lại, vấn đề di chuyển lao động, Sử dụng lao động, vấn đề hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; hỗ trợ để doanh nghiệp tránh sa thải lao động và bảo hiểm việc làm hay bảo hiểm thất nghiệp v.v...; chú trọng đối với lao động nữ và lao động trẻ, lao động khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động.
2. Hoàn thiện và phát triển thị trường lao động:
Việc mở rộng thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế và dẫn đến cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động sẽ thay đổi, trên thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch lớn về lao động ở khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, giữa các địa phương và các doanh nghiệp. Đây là sự chuyển dịch tất yếu theo nguyên tắc cung – cầu của thị trường, các chính sách của thị trường lao động phải được điều chỉnh để tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển theo đúng quy luật của nó, bao gồm các chính sách đồng bộ về tuyển lao động, hợp đồng lao động, thương lượng tập thể, tiền lương- tiền công, dịch vụ việc làm, dạy nghề, thông tin thị trường lao động... Đồng thời phải tổ chức thực hiện tốt các hoạt động để tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển, như hoạt động thông tin thị trường lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm, hình thành và phát triển các giao dịch việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm với nhiều hình thức phong phú. Nhà nước cần tập trung các biện pháp để vừa quản lý được thị trường lao động, vừa định hướng, vừa tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển lành mạnh, linh hoạt, liên thông, tạo điều kiện để người lao động dễ ràng tìm được việc làm phù hợp với thời gian nhanh nhất và người sử dụng lao động tìm được người lao động phù hợp, đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh.
Phát triển cầu lao động của thị trường lao động gắn với chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực đầu tư để thu hút nhiều lao động và phù hợp với lợi thế của Việt Nam, coi trỌNG lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trên thực tế, chính sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ sẽ thúc đẩy có hiệu quả sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời với sự tăng trưởng sản lượng dịch vụ, doanh nghiệp dịch vụ đã tạo ra một khối lượng lớn chỗ việc làm. Phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền để sử dụng nhân lực chất lượng cao; phát triển khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, ...; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn. Mở rộng và phát triển mạnh thị trường lao động ngoài nước, xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế.
Phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường lao động theo ba hướng: Một là,quy hoạch và phát triển hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm ở từng địa phương và trong cả nước bao gồm cả các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị xã hội; tập trung đầu tư và hiện đại hoá 4 Trung tâm giới thiệu việc làm ở 4 vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực và sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp; tổ chức tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong quá trình hội nhập; Hai là, đa dang hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động như thông tin, quản cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài , tivi, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm... tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, bố trí các trạm quan sát trên địa bàn cả nước để thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời tới người lao động và người sử dụng lao động.
3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Một trong những thế mạnh của Việt Nam là Việt Nam có lực lượng lao động lớn, phần lớn lại là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù và khéo léo, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở các yếu tố ở dạng tiềm năng này thì không thể biến thế mạnh đó thành cơ hội, bởi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng đang sẵn sàng cạnh tranh bằng các yếu tố này; mặt khác các yếu tố này có có lợi thế ở những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, mà không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao. Do đó, để phát huy và tận dụng thế mạnh của Việt Nam thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là 2 vấn đề sau:
Một là, Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng hành nghề cho người lao động. Trong đó đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề ở trình độ cao, đào tạo suốt đời, đào tạo những nghề gắn với nhu cầu của hội nhập, đào tạo ngoại ngữ và tập trung cho đối tượng là lao động trẻ; chú trọng những lĩnh vực mới và khu vực dịch vụ, khu vực đòi hỏi công nghệ cao.
Hai là, Nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, hoàn thiện ý thức, tác phong và thái độ làm việc của người lao động, giáo dục tác phong làm việc công nghiệp và mang tính chuyên nghiệp.
4. Xây dựng quan hệ lao động minh bạch, lành mạnh:
Việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh sẽ tạo điều kiện để ổn định và phát triển sắp xếp, ngăn ngừa và hạn chế các tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để thực hiện được vấn đề này, các quy định cần phải công khai, minh bạch và tôn trọng đến mức cao nhất thoả thuận của hai bên giữa người lao động và người sử dụng lao động ngay từ khâu tuyển lao động, thoả thuận và giao kết hợp đồng lao động, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể, tiền lương - tiền công, điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, giải quyết tranh chấp lao động và đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn các cấp, nhất là ở doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đối thoại trực tiếp giữa đại diện của người lao động và đại diện của người sử dụng lao động. Tôn vinh những doanh nghiệp có quan hệ lao động tốt.
5. Hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Việt Nam hội nhập tức là chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của một thành viên, phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, đầu tư , dịch vụ..., nền kinh tế Việt Nam sẽ vận hành mạnh mẽ hơn theo nguyên tắc thị trường. Do đó, về xã hội cần có hệ thống an sinh xã hội để ngăn ngừa và hạn chế các vấn đề xã hội, những rủi ro, những vấn đề phát sinh của thị trường, nghĩa là có hệ thống chính sách này phải đồng thời đảm bảo được cả hai tính chất là tính “xã hội” và tính “an sinh”. Một hệ thống an sinh xã hội hữu hiệu phải đảm bảo bao phủ được tối đa các đối tượng, các nhóm dân cư, đối tượng trong xã hội, hạn chế và chống lại được tối đa các dạng rủi ro của xã hội, do đó cần phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống an sinh xã hội nhằn đáp ứng cho nhiều đối tượng và những đối tượng khó khăn nhất như nông dân, khu vực phi chính quy; trong đó cần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hạn chế sa thải lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề đối với người lao động bị mất việc làm là nội dung quan trọng trong thời kỳ hội nhập.
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các công ước Quốc tế, thông tin về TPP, ASEAN; tăng cương hợp tác quốc tế:
Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật lao động và các quy định của pháp luật khác có liên quan của Việt Nam, các công ước quốc tế có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đối với cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành, người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức nghiên cứu và quán triệt quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, TPP, ASEAN về những cơ hội và thách thức đặt ra khi Việt Nam hội nhập, nhất là đối với cán bộ, công chức, những người làm công tác nhân sự ở doanh nghiệp để các đối tượng này hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm , bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội./.
Quang Lê
Nguồn: vieclamvietnam.gov.vn