Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với nhiều điểm mới được thực hiện: Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được mở rộng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người sử dụng lao động sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 luật Việc làm thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp; bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp.........
1.Năm đầu tiên thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm và nhiều quy định mới được thực hiện.
Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với nhiều điểm mới được thực hiện: Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được mở rộngđối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người sử dụng lao động sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 luật Việc làm thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp; bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp; người lao động thất nghiệp có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bất kỳ Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp; bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với những người lao dộng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng kao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đén dưới 12 tháng; thay đổi cách tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng; bảo lưu thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với một số trường hợp; Mở rộng điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề đói với người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hỗ trợ học nghề...Các quy định được triển khai đồng bộ, kịp thời và theo phương châm 3 đúng “ đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn”.
2. 2. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 10 triệu người.
3. Tăng mức hỗ trợ học nghề cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và số người được hỗ trợ học nghề liên tục tăng: thực hiện Quyết định số 77/2014/QĐ TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ thì mức hỗ trợ học nghề cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 triệu đồng người/ tháng và số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề tiếp tục tăng gần 30% so với năm 2014.
4. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp ngày càng được tăng cường, đa dạng về hoạt động và hiệu quả: nhiều trường hợp người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm đã nhận việc làm và không nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5.Công tác thông tin thị trường lao động đối với người thất nghiệp được quan tâm đúng mức, từng bước đáp ứng nhu cầu của người thất nghiệp.
6.Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và các vấn đề có liên quan đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành./.
Quang Lê
Nguồn: vieclamvietnam.gov.vn