Trong thời gian qua, các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng mô hình hoạt động theo quy định tại Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm đối với người lao động, nhất là với lao động thất nghiệp vẫn chưa được như mong đợi. Bên cạnh đó, lộ trình thực hiện chính phủ điện tử đã và đang được nhiều địa phương triển khai, áp dụng đã đem lại nhiều kết quả đột phá trong cải cách hành chính, là xu hướng tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng công việc, đem lại nhiều thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Từ những quy định trên, việc đổi mới mô hình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm gắn với giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp là rất cần thiết.
Năm 2010, các Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước, ngoài nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ việc làm đối với người lao động, được bổ sung thêm nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động. Để thực hiện nhiệm vụ, các Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thành lập các phòng chức năng, nhưng chưa có sự thống nhất về tên gọi, số lượng phòng, các phòng chức năng chưa có sự thốngnhất về cơ chế phối hợpnên chưa thống nhất trong công tác tư vấn việc làm, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm đối với người lao động thất nghiệp và người lao động.
Nhằm nâng cao hiệu quả của Trung tâm Dịch vụ việc làm, thực hiện giải quyết tốtyêu cầu tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động, đặc biệt là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cần tổ chức mô hình hoạt động lấy người lao động làm trung tâm, Mô hình này thực hiện đón tiếp và tư vấn không phân biệt người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động khác để thực hiện các dịch vụ về việc làm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trong đó, đẩy mạnh công tác nắm bắt được khả năng, nhu cầu của người lao động, tư vấn việc làm, tư vấn học nghề, tư vấn chính sách về lao động việc làm, có hiệu quả đối với người lao động. Mô hình cần đặt một phòng hoặc bộ phận thực hiện tương tác và giải quyết các yêu cầu đối với người lao động, các bộ phận khác của Trung tâm Dịch vụ việc làm đóng vai trò là bộ phận cung cấp thông tin đối với bộ phận này và thực hiện các thủ tục nghiệp vụ, hồ sơ tiếp theo.
Năm 2014, Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm đã nghiên cứu và tổ chức các Hội thảo xây dựng mô hình chung về “Quy trình tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động”, tại các hội thảo các đại biểu đã thống nhất việc cần thiết phải thành lập bộ phận Đón tiếp-Tư vấn đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhằm tăng cường công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề giúp người lao động tìm được việc làm mới trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp và giúp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm tìm kiếm được việc làm mới. Sau các Hội thảo trên, một số Trung tâm Dịch vụ việc làm đã chủ động thành lập bộ phận Đón tiếp-Tư vấn đối với người lao động người lao động thực hiện các thủ tục về . Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến về việc cần có quy trình chung để giải quyết chế độ và cần thiết phải xây dựng mô hình chung hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làmtrên cơ sở các quy định của Luật việc làm và Nghị định hướng dẫn Luật việc làm.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình hoạt động Trung tâm Dịch vụ việc làm gắn với giải quyết chế độ theo quy định của Luật Việc làm dựa trên nguyên tắc tuyến trước thực hiện các dịch vụ trực tiếp đối với người lao động, tuyến sau cung cấp thông tin, phục vụ cho tuyến trước, nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Để áp dụng có hiệu quả mô hình này tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, các bộ phận của Trung tâm Dịch vụ việc làm cần phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin liên tục với nhau để bộ phận đón tiếp, giao dịch, tư vấn đối với người lao động có đủ thông tin tư vấn đối với người lao động (đặc biệt là thông tin việc làm trống), các thông tin, dữ liệu này cần thiết phải được xây dựng trên nền tảng Công nghệ thông tin hiện đại, để đảm bảo các thông tin luôn luôn thông suốt, được cập nhật và khai thác liên tục. Với những mục tiêu như trên, để áp dụng mô hình khung vào hoạt động của mình, các Trung tâm Dịch vụ việc làm cần lưu ý những nội dung sau:
Thứ nhất, cần áp dụng Mô hình khung một cách linh hoạt, tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm địa lý, quy mô người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ sở vật chất, nhân sựcủa từng địa phương để bố trí bộ phận đón tiếp, tư vấn đối với người lao động, người sử dụng lao động và các bộ phận giải quyết hồ sơ. Tuy nhiên, cần áp dụng đúng nguyên tắc tuyến trước thực hiện các dịch vụ trực tiếp đối với người lao động, tuyến sau cung cấp thông tin, phục vụ cho tuyến trước, tập trung vào công tác tư vấn giới thiệu việc làm giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới trước khi hưởngtrợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, cần xây dựng cơ sở dữ liệu việc làm trống và thường xuyên cập nhật trạng thái của cơ sở dữ liệu nàyđể tư vấn, giới thiệu việc làm đối với người lao động có hiệu quả. Để có cơ sở dữ liệu việc làm trống phong phú, đa dạng, luôn được cập nhật kịp thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm cần tận dụngcác nguồn dữ liệu như: Doanh nghiệp tham gia Sàn Giao dịch việc làm, Doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Trung tâm, Web site của Trung tâm, từ các doanh nghiệp báo cáo biến động lao động hằng tháng, từ các Trung tâm Dịch vụ việc làm khác,...
Thứ ba, cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để đáp ứng công tác trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của Trung tâm Dịch vụ việc làmnhư: Hạ tầng công nghệ thông tin; Cơ sở dữ liệu chung, Hệ thống các phần mềm cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu chung tiến tới kết nối với cácTrung tâm Dịch vụ việc làm cả nước, Bảo hiểm xã hội; Hệ thống thông tin chung về dịch vụ việc làm (Tư vấn, giới thiệu việc làm, doanh nghiệp,...);
Thứ tư, cần sắp xếp, luân chuyển nhân sự các bộ phận Tư vấn, giới thiệu việc làm, Thông tin thị trường lao động phù hợp với mô hình khung tập trung vào công tác tư vấn, bố trí những nhân viên nhanh nhẹn, có kiến thức đa dạng, khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt vào tuyến tiếp xúc với người lao động, người sử dụng lao động. Đồng thời đào tạo, chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp về chuyên môn và kỹ năng tư vấn; Thường xuyên theo dõi, đánh giá sắp xếp lại đội ngũ nhân viên tư vấn và cần có chế độ phụ cấp, ưu tiên để khuyến khích đội ngũ tư vấn, giới thiệu việc làm;
Thứ năm, bố trí địa điểm phù hợp giúp người lao động không phải chờ đợi lâu, giảm thiểu khoảng cách, tâm lý giữa người lao động và cán bộ thực hiện; đầu tư mua sắm trang thiết bị như: hệ thống xếp hàng tự động, máy tra cứu thông tin, hệ thống âm thanh, hình ảnh phục vụ cung cấp thông tin về việc làm, học nghề,...;
Thứ sáu, bố trí, lồng ghép các nguồn tài chính (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn từ quỹ, nguồn thu của Trung tâm Dịch vụ việc làm và các nguồn khác)để triển khai mô hình hoạt động củaTrung tâm Dịch vụ việc làm tập trung vào công tác tư vấn, giới thiệu việc làm./.
TTQGDVVL