Theo QĐ 71/CP lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số khi tham gia xuất khẩu lao động được chính phủ hỗ trợ các khoản như sau:
- Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưõng kiến thức cần thiết;
- Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 40.000đ/ người/ngày;
- Tiền ở mức 200.000đ/người/tháng
- Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu (quần áo đồng phục, chăn màn, giày dép…) với mức 400.000đ/ người
- Tiền tàu, xe (cả đi và về) 01 lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo
- Chi phí làm thủ tục trước khi xuất cảnh: làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp.
* Đối với người lao động khác thuộc hộ nghèo:
- Được hỗ trợ 50% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
* Chính sách hỗ trợ rủi ro:
Những người lao động thuộc các huyện nghèo khi tham gia XKLĐ gặp rủi ro thì được hỗ trợ:
- Theo qui định tại mục 3, khoản 3 Điều 3 của Quyết định 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
- Hỗ trợ bằng một lượt vé máy bay khi người lao động phải về nước (mà thời gian làm việc thực tế của những người lao động này dưới 12 tháng):
+ (i) Vì sức khỏe không phù hợp với yêu cầu công việc;
+ (ii) Vì chủ sử dụng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên người lao động bị mất việc làm;
+ (iii) Vì chủ sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
* Chính sách tín dụng ưu đãi:
Tín dụng ưu đãi đối với người lao động
- Mức vay: theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí theo qui định mà người lao động phải đóng góp, ký quĩ (nếu có) theo từng thị trường.
- Lãi suất: người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi xuất 50% lãi xuất cho vay hiện hành của ngân hàng chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ.
* Các đối tượng còn lại: được vay với lãi xuất cho vay hiện hành của NH CSXH áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ.