Nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần: món lợi trước mắt, gánh nặng lâu dài

Hotline
0978.035.005 02193.864.387

   

Thứ 3, Ngày 29/04/2025
Đăng kí |

Nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần: món lợi trước mắt, gánh nặng lâu dài


Share to google_plusone Share to Twitter


Thay vì bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) để đợi hưởng lương hưu, thời gian gần đây nhiều người lao động có tâm lý muốn nhận tiền BHXH một lần. Việc này được lợi trước mắt nhưng thiệt về lâu dài và vô hình trung tạo gánh nặng cho xã hội.
 Theo các nhà nghiên cứu chính sách, sự gia tăng số lượng người lao động đã có thời gian tham gia BHXH nhận trợ cấp BHXH một lần là thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng BHXH cũng như đảm bảo an sinh xã hội. Nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc rời bỏ hệ thống BHXH, tự tước bỏ quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Thiếu mặn mà với lương hưu

Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, khoảng 5 năm gần đây, trong cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người lao động lĩnh BHXH một lần. Thực trạng này không có xu hướng giảm mà ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2017 có khoảng 700.000 lao động nhận tiền BHXH một lần, trong năm 2016, con số này cũng tương đương. Người lao động có xu hướng thích nhận “một cục” hơn là kiên trì đóng bảo hiểm xã hội đến cùng để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trong số đó có rất nhiều lao động hơn 35 tuổi trong các doanh nghiệp da giầy, may mặc, do bị mất việc nên hưởng BHXH một lần. Tại các khu công nghiệp, có trường hợp công nhân chấp nhận nghỉ sớm để nhận một lần khoản tiền lớn mà không đợi nhận lương hưu. Chị Lê Thị Hồng (45 tuổi, làm việc tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long - Hà Nội) chia sẻ: Do muốn về quê với gia đình, tôi đã nhận rút bảo hiểm sớm và nhận một lần để có khoản tiền về quê kinh doanh. 

Nhận định về thực trạng đáng buồn này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, người lao động cần ý thức rằng thời gian đóng BHXH chính là quá trình tích lũy “của để dành” cho mình khi về già. Nếu nhận BHXH một lần lúc trẻ, đến khi về già, sức khỏe suy giảm, không còn khả năng lao động thì lại trắng tay, không được hưởng lương hưu và các chế độ an sinh xã hội đi kèm (khi về hưu, ngoài lương hưu, người lao động còn được cấp Thẻ bảo hiểm y tế; khi người lao động qua đời, thân nhân được nhận trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần).

“Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh trợ cấp BHXH một lần cho cùng một khoảng thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, người lao động cần tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định”, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định.

Bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống an sinh 

Đánh giá về chính sách BHXH, các chuyên gia cho rằng hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đã được hình thành và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Đây là hệ thống bao gồm nhiều chế độ, chính sách, trong đó mỗi chế độ, chính sách có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm toàn bộ dân cư. Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro, những biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt.

Trong hệ thống an sinh xã hội, hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Bản chất của bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH. Do đó, không có lý do gì khi còn trẻ, còn sức lao động, còn cơ hội lao động để trang trải cuộc sống, người lao động lại nhận BHXH một lần - tiêu trước phần để dành cho lúc ốm đau, bệnh tật, không còn sức lao động khi về già của bản thân.

Phân tích thêm những lợi ích của việc kiên trì tích lũy BHXH thay vì hưởng “hưu non”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: Người dân, người lao động hoàn toàn yên tâm về Quỹ BHXH do Nhà nước quản lý bảo hộ. Bởi nếu khi về hưu, giá trị đồng tiền mất giá do trượt giá thì Nhà nước phải nâng tiền lương cho người về hưu. Cụ thể như năm 2018, Nhà nước đã điều chỉnh tăng thêm 7% lương hưu cho người lao động.

ảnh 2

Sửa đổi chính sách để tăng quyền lợi

Nêu giải pháp nhằm hạn chế tình trạng số người hưởng BHXH một lần ngày càng tăng làm mất đi ý nghĩa của việc đóng BHXH cũng như ảnh hưởng đến cân đối Quỹ, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu tính toán quy định khi người lao động nhận trợ cấp một lần thì chỉ nhận phần người lao động đóng, còn phần Nhà nước hoặc người sử dụng lao động đóng thì không được nhận. Như vậy mới hạn chế người lao động xin hưởng bảo hiểm một lần.

Bên cạnh đó, chính sách BHXH phải sửa đổi theo cách hấp dẫn hơn, tạo nhiều quyền lợi hơn cho người lao động, nhất là chế độ hưu trí. Lâu nay, nhiều người lao động cảm thấy pháp luật sửa theo hướng bất lợi cho người lao động nên họ có xu hướng nhận trợ cấp một lần. 

Nhìn nhận vấn đề này từ góc độ lao động - việc làm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp cho rằng, Nghị quyết số 28-NQ/TW vừa được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua cũng đã đề cập tới một số giải pháp như  tăng cường các giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm tạo sự ổn định về môi trường kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động. Đây được coi là giải pháp căn cơ nhất để giúp duy trì việc làm, ổn định thu nhập và khả năng đóng góp của người lao động.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH thông qua sửa đổi chính sách theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần. Ví dụ, người lao động khi nhận BHXH một lần sẽ chỉ được nhận lại phần đóng góp của bản thân (8%), sẽ không được nhận phần do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.

Mặt khác, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, cần kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp khác, như nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chú trọng các giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm thay vì chỉ tập trung các giải pháp xử lý hậu quả như chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Ngoài ra, là cơ quan tham mưu, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã tính đến một số chính sách như có thể hỗ trợ một phần tiền lương, hỗ trợ đóng BHXH cho các lao động có nguy cơ bị sa thải mà sẽ rất khó tìm việc làm ở các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Nhờ đó, người lao động vẫn có việc làm, vẫn nằm trong hệ thống BHXH, vẫn làm ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, vẫn đóng góp vào tăng trưởng và năng suất lao động quốc gia.

 

Ông Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội): Tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng “hưu non”
ảnh 3

“Người lao động cần ý thức rằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chính là quá trình tích lũy “của để dành” cho mình khi về già. Nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần lúc trẻ, đến khi về già, sức khỏe suy giảm, không còn khả năng lao động thì lại trắng tay, không được hưởng lương hưu và các chế độ an sinh xã hội đi kèm. Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho cùng một khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, người lao động cần tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định”. 

Ông Đào Việt Ánh (Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam):Xu hướng nhận bảo hiểm xã hội “một cục” gia tăng

ảnh 4

“Khoảng 5 năm gần đây, trong cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người lao động lĩnh bảo hiểm xã hội một lần. Thực trạng này không có xu hướng giảm mà ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2017 có khoảng 700.000 lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần, trong năm 2016, con số này cũng tương đương. Người lao động có xu hướng thích nhận “một cục” hơn là kiên trì đóng bảo hiểm xã hội đến cùng để đủ điều kiện hưởng lương hưu”.

Ông Lê Đình Quảng (Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): Chính sách bảo hiểm xã hội phải tạo nhiều quyền lợi hơn cho người lao động
ảnh 5

“Cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu tính toán quy định khi người lao động nhận trợ cấp một lần thì chỉ nhận phần người lao động đóng, còn phần Nhà nước hoặc người sử dụng lao động đóng thì không được nhận. Như vậy mới hạn chế người lao động xin hưởng bảo hiểm một lần. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm xã hội phải sửa đổi theo cách hấp dẫn hơn, tạo nhiều quyền lợi hơn cho người lao động, nhất là chế độ hưu trí. Lâu nay, nhiều người lao động cảm thấy pháp luật sửa theo hướng bất lợi cho người lao động nên họ có xu hướng nhận trợ cấp một lần”. 

                                                                           Nguồn: baoanninhthudo.vn

Ý kiến bạn đọc

code
Các bài đã đăng

Đề xuất giãn thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thấp nghiệp

Đề xuất giãn thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thấp nghiệp

08:18 | 28/04/2025

Trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm thất nghiệp, phát sinh tranh chấp thì người lao động khó đáp ứng về thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thủ tục tạm ngừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Thủ tục tạm ngừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

08:14 | 21/04/2025

Sau khi được bổ sung phạm vi chức năng quản lý, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định 315 với nhiều nội dung đáng chú ý.

Người lao động nghỉ việc trái luật không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Còn băn khoăn

Người lao động nghỉ việc trái luật không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Còn băn khoăn

07:44 | 11/04/2025

Quy định này nhằm tránh trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

07:34 | 11/04/2025

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Người lao động nghỉ việc trái luật không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Còn băn khoăn

Người lao động nghỉ việc trái luật không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Còn băn khoăn

08:18 | 09/04/2025

Quy định này nhằm tránh trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

Thủ tục hành chính BHTN

Trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Thủ tục chốt sổ và hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tôi chuẩn bị nghỉ việc, muốn được chốt sổ bảo hiểm xã hội và làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, các thủ tục này cần được thực hiện ra sao? Bao gồm những giấy tờ gì?
Thủ tục hỗ trợ tiền theo Nghị quyết 116 với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời gian từ ngày 1-10-2021 đến hết ngày 20-10/-2021, cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp gửi người sử dụng lao động và công khai thông tin...

Hỏi đáp

Có nên mở rộng đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Nếu dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được thông qua thì sẽ có thêm 2 trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đi nước ngoài, người lao động mất trắng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động ra nước ngoài định cư hay làm việc theo hợp đồng thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Có nên giới hạn thời gian đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động?
Nên mở rộng thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp như thế nào?
Người lao động được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời gia...
Khi nào người lao động được hỗ trợ học nghề? Thời gian hỗ trợ học nghề tối đa bao lâu?
Cho tôi hỏi khi nào người lao động được hỗ trợ học nghề? Thời gian hỗ trợ học nghề tối đa bao lâu? - Câu hỏi của anh Q.T (Đà Nẵng).

Hỗ trợ

Đường dây hỗ trợ đăng ký qua mạng, dịch vụ thông tin:

HOTLINE TƯ VẤN
0978.035.005 02193.864.387

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Ứng viên tiêu biểu

Chảo Quốc Đông

Chảo Quốc Đông

Chảo Quốc Đông
Tẩn Cù Chảm

Tẩn Cù Chảm

Tẩn Cù Chảm
Lù Thị Lương

Lù Thị Lương

Lù Thị Lương
Triệu Chàn Ton

Triệu Chàn Ton

Triệu Chàn Ton
Giàng Mí Sình

Giàng Mí Sình

Giàng Mí Sình
Mua Mí 	Dình

Mua Mí Dình

Mua Mí Dình

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH HÀ GIANG

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

gucci replica louis vuitton wallet replica replica louis vuitton replica Jordan 4 louis vuitton messenger bag replica replica louis vuitton pochette metis bag chanel backpack replica cartier love bracelet replica 1:1 louis vuitton messenger bag replica fake louis vuitton wallet zaino louis vuitton falso zaino louis vuitton falso zaino louis vuitton falso louis vuitton turkei online fake chanel wallet replica celine gucci backpack replica Portafoglio louis vuitton imitazioni goyard replica Louis Vuitton Replica replica lv australia louis vuitton shoes replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton sling bag replica zaino louis vuitton falso fake Louis Vuitton shoes replica goyard Replica chanel imitazioni louis vuitton cartier love bracelet replica louis vuitton imitate kaufen fake bvlgari ring gucci imitazioni cartier love imitazione louis vuitton duffle bag replica imitation sac hermes fake louis vuitton wallet hermes pas cher louis vuitton backpack replica gucci shoes replica replica louboutin replica gucci sunglasses louis vuitton bumbag replica gucci backpack replica replica lv australia replica goyard cartier love bracelet replica 1:1 Bvlgari B.ZERO1 replica louis vuitton messenger bag replica replique sac ysl