Chiến lược việc làm VN giai đoạn 2011-2020 xác định từ nay đến 2020 VN phải giải quyết việc làm mới cho ít nhất 15,3 triệu người, và mục tiêu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mới.Nhưng thách thức về chỗ làm mới được tạo ra không đáng lo bằng chất lượng nguồn lao động. Ông Nguyễn Đại Đồng, cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), nhận định:
- Gọi đây là thách thức lớn bởi hiện nay hệ thống đào tạo nhân lực của VN chưa đáp ứng được yêu cầu. Tôi cho rằng mạng lưới hệ thống đào tạo của chúng ta hiện nay rất lớn với gần 300 trường ĐH, nhưng vẫn nặng đào tạo các ngành khoa học xã hội. Các ngành quản lý, kỹ thuật và đặc biệt các ngành quản lý cấp cao thì chưa nhiều và việc đào tạo còn nặng lý thuyết.

|
Áp lực về tạo ra chỗ làm không lớn bằng thách thức về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới. Trong ảnh: các bạn trẻ tìm việc tại một sàn giao dịch việc làm năm 2011 - Ảnh: Mai Vinh |
- Phải phát triển nhiều hệ thống đào tạo, trong đó chú ý đến hệ thống dạy nghề. Nhưng đó mới là hình thức đào tạo, còn nội dung đào tạo thế nào để có được đội ngũ lao động có trình độ cao phải đòi hỏi cả một thời gian dài với quyết tâm cao.
- Cách đây 10-15 năm thì các khu công nghiệp chỉ tập trung ở một số vùng như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đối với phía Nam, còn phía Bắc thì tập trung ở Hà Nội và một số ít tỉnh lân cận. Xu hướng những năm trước đây thì lao động dồn về các địa phương này. Những năm gần đây khu vực phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh cũng phát triển khu công nghiệp rất nhiều. Những lao động ra đi trước đây thì giờ quay trở lại làm ngay tại địa phương của mình. Đó là một xu thế tất yếu. Tôi cho rằng đây là xu hướng tích cực trong xu thế chung. Và vì thế doanh nghiệp phải gia tăng các chính sách để đào tạo, giữ chân, thu hút người lao động.
- Hiện nay mức lương ở VN còn thấp. Mặc dù vừa rồi đã nâng lên mức 2 triệu đồng/tháng cho khu vực cao nhất, nhưng mức lương này với người lao động ở khu vực Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa phải là mức sống được. Cùng với việc chính sách lương cần tiếp tục điều chỉnh thì để giữ chân lao động, bên sử dụng lao động cần có những chính sách lương hợp lý (luật luôn khuyến khích doanh nghiệp trả lương cho lao động cao hơn mức quy định). Bên cạnh đó, người lao động muốn có thu nhập cao thì phải có tay nghề cao...
- Với những gì đang diễn ra, tình hình thị trường lao động năm 2012 sẽ thiếu lao động chất lượng cao, thậm chí các vùng công nghiệp phát triển sẽ thiếu cả lao động phổ thông. Đây là xu thế phổ biến trong thời gian gần đây. Và để giải quyết tình trạng này thì liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Theo tôi, phải lập các vùng kinh tế để thu hút lao động về đấy, chứ không chỉ mấy khu công nghiệp lớn của Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.
- Giai đoạn 10 năm thì tính đột phá chưa rõ hẳn, nhưng tại thời điểm này vẫn là chất lượng nguồn lao động. Tôi cho rằng chất lượng nguồn lao động sẽ là đột phá.
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Điểm thuận lợi là Chính phủ đã phê duyệt chương trình đào tạo, đề án phát triển tay nghề lao động nông thôn. Nếu làm tốt, tay nghề nông thôn tăng lên sẽ giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Và để làm được điều này, chất lượng tay nghề, kỹ năng nghề và kỹ năng sống cũng như ý thức kỷ luật của người lao động sẽ là đột phá.
Nguồn baomoi.com