Để được hưởng BHTN, NLĐ bị thất nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP HẰNG THÁNG:
1. Điều kiện hưởng BHTN:
Để được hưởng BHTN, NLĐ bị thất nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
· Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động, hoặc chấm dứt HĐLV theo quy định của pháp luật lao động về cán bộ, công chức;
· Đã đăng ký với Trung tâm GTVL khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;
· Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm GTVL theo quy định;
Ngoài ra, NLĐ bị thất nghiệp còn phải đảm bảo:
· Đã hoàn thiện và nộp hồ sơ hưởng BHTN trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ khi đăng ký thất nghiệp,
· Không thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu.
2. Nộp hồ sơ hưởng BHTN:
a. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN:
NLĐ bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời gian 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Ví dụ 1:
Anh Nguyễn Văn A đăng ký thất nghiệp vào ngày 04/01/2010, thì thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) để anh A nộp hồ sơ hưởng BHTN được tính đến hết ngày 25/01/2010, với ngày 1 được xác định là ngày 05/01/2010.
b. Hồ sơ hưởng BHTN:
· Đơn đề nghị hưởng BHTN (mẫu số 5 kèm theo sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN);
· Bản sao HĐLĐ hoặc HĐLV đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng (kể cả các quyết định điều chuyển...) trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đúng pháp luật;
· Xuất trình Sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận.
Các bước tiến hành hoàn thiện và nộp hồ sơ hưởng BHTN như sau:
Bước 1: Cán bộ Trung tâm GTVL có trách nhiệm cung cấp mẫu đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu số 5 (Kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN) và hướng dẫn NLĐ bị thất nghiệp làm đơn.
Bước 2: NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ các thông tin trong đơn đề nghị hưởng BHTN.
Bước 3: NLĐ bị thất nghiệp chuyển cho cán bộ Trung tâm GTVL đơn đề nghị hưởng BHTN và sổ BHXH.
Bước 4: Cán bộ Trung tâm GTVL khi tiếp nhận đơn đề nghị hưởng BHTN của NLĐ bị thất nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin mà họ khai (chú ý các thông tin cá nhân), kiểm tra Sổ BHXH của NLĐ bị thất nghiệp (chú ý số tháng đóng BHTN), kiểm tra các giấy tờ và các nội dung kê khai trong hồ sơ. Nếu thấy có vấn đề gì cần bổ sung hoặc làm rõ thì yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm rõ. Chỉ nhận những hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ.
Bước 5: Sau khi tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN của NLĐ, cán bộ Trung tâm GTVL phải vào hồ sơ tổng hợp theo dõi tình hình thực hiện BHTN theo mẫu số 2 (Kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN) và viết giấy hẹn (theo Phụ lục số 4 kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN).
3. Xem xét đề nghị hưởng BHTN:
a. Xác định mức hưởng TCTN:
Công thức: TCTN = TL x 0.6
Trong đó:
TCTN: TCTN hằng tháng.
TL: mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của NLĐ trong vòng sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định về pháp luật lao động hoặc chấm dứt HĐLV theo pháp luật về cán bộ, công chức.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN do không thuộc đối tượng đóng BHTN theo quy định thì bình quân tiền lương hoặc tiền công của sáu tháng liền kề để tính mức TCTN là bình quân tiền lương hoặc tiền công của 06 tháng đóng BHTN trước khi NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt HĐLV theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Ví dụ 1:
Ông Nguyễn Văn Khang đóng BHTN từ ngày 01.01.02009 đến ngày 14.01.2012 và có 02 tháng (tháng 10 và tháng 11 năm 2011) không đóng BHTN theo quy định. Tháng 1 năm 2012 ông bị chấm dứt HĐLĐ, các tháng liền kề trước khi thất nghiệp có mức tiền lương đóng BHTN như sau:
Tháng 5 năm 2011
|
VND 2.450.000
|
Tháng 6 năm 2011
|
VND 2.750.000
|
Tháng 7 năm 2011
|
VND 2.750.000
|
Tháng 8 năm 2011
|
VND 2.950.000
|
Tháng 9 năm 2011
|
VND 2.800.000
|
Tháng 12 năm 2011
|
VND 2.650.000
|
TỔNG SỐ
|
VND 16.350.000
|
TRUNG BÌNH 6 THÁNG (Tæng sè chia 6)
|
VND 2.750.000
|
Như vậy, nếu ông Khang đủ điều kiện để hưởng TCTN thì mức TCTN hằng tháng được tính như sau:
Mức bình quân của 6 tháng (VND 2.750.0000) x 60% = VND 1.635.000
b. Xác định thời gian hưởng TCTN:
· Thời gian hưởng TCTN phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN của NLĐ
· Tổng số thời gian tối đa được hưởng TCTN được minh hoạ ở bảng sau:
Thời gian hưởng tối đa
|
Thời gian làm việc
|
Ba (3) tháng
|
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ mười hai (12) tháng đến dưới ba mươi sáu (36) tháng.
Ví dụ: Bà Phạm Thị Bé đã đóng BHTN được 13 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian hưởng tối đa là 3 tháng.
|
Sáu (6) tháng
|
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ ba mươi sáu (36) tháng đến dưới bảy mươi hai (72) tháng.
Ví dụ: Bà Phạm Thanh Bình đã đóng BHTN được 71 tháng và đã đóng BHTN ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian tối đa hưởng TCTN là 6 tháng.
|
Chín (9) tháng
|
Nếu NLĐ đã đóng BHTN từ đủ bảy mươi hai (72) tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn (144) tháng.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Hưng đã đóng BHTN được 80 tháng và đã đóng BHTN ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian tối đa hưởng TCTN là 9 tháng.
|
Mười hai (12) tháng
|
Nếu NLĐ đã đóng BHTN từ đủ một trăm bốn mươi bốn (144) tháng đóng BHTN trở lên.
Ví dụ: Ông Trần Thanh Tùng đã đóng BHTN được 145 tháng và đã đóng ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian hưởng tối đa là 12 tháng.
|
c. Xác định thời gian bắt đầu hưởng TCTN:
TCTN được tính trả cho NLĐ bị thất nghiệp từ ngày thứ 16 (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Ngày này có thể là ngày giữa tháng theo minh hoạ trong ví dụ sau:
· Ông Hoàng Văn Hoa làm việc cho 1 doanh nghiệp trong 12 tháng liền kề từ ngày 4 tháng 1 năm 2009 và chấm dứt công việc ngày 14 tháng 1 năm 2010.
· Ngày đăng ký thất nghiệp: 21 tháng 1 năm 2010 (theo đúng thời gian quy định)
· Ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN: 10 tháng 2 năm 2010 (theo đúng thời gian quy định)
· Ông Hoàng Văn Hoa đã có đủ tháng đóng bảo hiểm và đáp ứng yêu cầu về việc đăng ký, nộp và xuất trình đủ các biểu mẫu và tài liệu cần thiết trong thời hạn theo quy định. Không có vấn đề phát sinh cần giải quyết.
Vậy ngày bắt đầu tính hưởng trợ cấp BHTN của Hoàng Văn Hoa là ngày: 12/2/2010.
4. Hồ sơ chưa đầy đủ:
· NLĐ chịu trách nhiệm hoàn tất mọi giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ hưởng BHTN và gửi đến Trung tâm GTVL nơi NLĐ đăng ký thất nghiệp.
· Trung tâm GTVL chịu trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ NLĐ bị thất nghiệp chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục trên.
· Trong trường hợp NLĐ bị thất nghiệp gặp khó khăn vì NSDLĐ không trả lại họ các giấy tờ cần thiết đúng hạn, Trung tâm GTVL nên gửi công văn nhắc nhở NSDLĐ thực hiện đúng trách nhiệm theo pháp luật. Trong thư, Trung tâm GTVL cũng nên nhấn mạnh rằng NSDLĐ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do việc chậm trễ của họ gây nên.
5. Xem xét đánh giá và đề nghị hưởng BHTN:
a. Xem xét:
Cán bộ Trung tâm GTVL phải tập hợp hồ sơ cho từng NLĐ bị thất nghiệp. Mỗi túi hồ sơ bao gồm:
· Đơn đăng ký thất nghiệp đã nộp trước đó
· Các tài liệu do NLĐ bị thất nghiệp cung cấp (Sổ BHXH, bản sao hợp đồng, bản sao thông báo thôi việc).
· Danh mục kiểm tra (xem phụ lục "3-B") và bất kỳ thông tin nào liên quan đến yêu cầu hưởng TCTN.
Cán bộ Trung tâm GTVL phải nắm được số lượng tất cả các hồ sơ yêu cầu hưởng đã nhận và những hồ sơ yêu cầu không đạt điều kiện và những hồ sơ phụ thuộc vào quyết định của Giám đốc (khi hồ sơ được Giám đốc chuyển lại, số lượng của các hồ sơ không hoặc chưa được chấp nhận cũng phải được theo dõi). Cán bộ Trung tâm GTVL sử dụng sổ tổng hợp theo mẫu số 2 (kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN) để cập nhật những thông tin này.
b. Đánh giá hồ sơ hưởng BHTN:
· Quy trình đánh giá hồ sơ hưởng BHTN gồm có các bước sau:
Bước 1: Cán bộ Trung tâm GTVL thực hiện các việc:
+ Cán bộ Trung tâm GTVL kiểm tra CMTND, Đơn đề nghị hưởng TCTN, sổ BHXH, thoả thuận chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV của NLĐ bị thất nghiệp;
+ Cán bộ Trung tâm GTVL hoàn thiện danh mục cần kiểm tra và xử lý các vấn đề còn lại;
+ Cán bộ Trung tâm GTVL đưa ra kiến nghị đồng ý hoặc từ chối;
+ Nếu NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng TCTN, cán bộ Trung tâm GTVL cần lập mẫu thông báo, trình Giám đốc Trung tâm GTVL ký thư trả lời từ chối;
Thông báo thực hiện theo mẫu số 6 (kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN).
+ Cán bộ Trung tâm GTVL lập hồ sơ; dự thảo quyết định;
Bước 2: Cán bộ Trung tâm GTVL trực tiếp chuyển hồ sơ hưởng BHTN sang Phòng Việc làm trong vòng 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ;
Bước 3: Phòng Việc làm thực hiện các việc:
+ Thẩm định hồ sơ;
+ Phòng Việc làm trao đổi với Trung tâm GTVL những vấn đề còn chưa rõ;
+ Nếu không còn vấn đề gì, Phòng Việc làm trình Giám đốc Sở LĐTB&XH ký trong vòng 3 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ khi nhận hồ sơ từ Trung tâm GTVL chuyển đến.
Bước 4: Giám đốc Sở LĐTB&XH thực hiện các việc:
+ Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu Phòng Việc làm và Trung tâm GTVL giải trình những vấn đề chưa rõ hoặc nếu còn ý kiến khác nhau;
+ Ký quyết định trong vòng 2 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ khi nhận được kiến nghị từ Trung tâm GTVL, kết thúc chu trình 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hưởng BHTN của NLĐ bị thất nghiệp;
Quyết định hưởng TCTN được thực hiện theo mẫu số 7 (kèm theo Sổ hướng dẫn nghiệp vụ BHTN).
Bước 5: Giám đốc Sở LĐTB&XH chuyển lại quyết định đã ký và hồ sơ cho Phòng Việc làm.
Bước 6: Phòng Việc làm trả lại Trung tâm GTVL toàn bộ quyết định đã ký và hồ sơ kèm theo để tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Bước 7: Trung tâm GTVL có trách nhiệm nhân bản, lấy dấu và gửi:
+ 01 bản quyết định cho NLĐ có đơn hưởng TCTN;
+ 01 bản cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý;
+ 01 bản lưu tại Trung tâm GTVL.
· Công cụ để đánh giá hồ sơ hưởng BHTN:
Cán bộ Trung tâm GTVL có trách nhiệm đánh giá việc đăng ký và nộp hồ sơ hưởng BHTN và các thông tin có liên quan bao gồm sổ BHXH, bản sao HĐLĐ hoặc HĐLV và thông báo chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV. Cán bộ Trung tâm GTVL dùng Bảng kiểm danh mục cho từng NLĐ bị thất nghiệp nộp đơn yêu cầu hưởng BHTN để đảm bảo tất cả các vấn đề đều được xử lý.
Bảng kiểm danh mục được chia làm 5 phần:
+ Phần chung: Các mốc thời hạn cho cán bộ Trung tâm GTVL và Sở LĐTB&XH chuyển tiếp hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp BHTN.
+ Các điều kiện dành cho NLĐ mới bị thất nghiệp và NLĐ đang hưởng BHTN phải báo cáo hằng tháng cho Trung tâm GTVL theo quy định của pháp luật;
+ Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung tâm GTVL liên quan đến số tháng đóng BHTN, mức đóng BHTN, thời gian hưởng TCTN, thời điểm hưởng TCTNvà đề xuất cho Giám đốc Sở LĐTB&XH;
+ Phần dành cho Sở LĐTB&XH: ý kiến của Phòng Việc làm và Giám đốc Sở LĐTB&XH.
6. Quyết định phê duyệt hưởng BHTN:
a. Trách nhiệm của Phòng Việc làm (Sở LĐTB&XH)
Sau khi nhận được hồ sơ từ Trung tâm GTVL chuyển đến Phòng Việc làm, Phòng Việc làm có trách nhiệm:
· Điền đầy đủ các ngày đến hạn trong Bảng kiểm danh mục khi nhận được;
· Tiến hành thẩm định hồ sơ;
· Nếu có bất cứ thắc mắc nào, Phòng Việc làm liên hệ với Trung tâm GTVL để trao đổi, xác định trường hợp hai bên chưa thống nhất thì Phòng Việc làm báo cáo cụ thể với Giám đốc Sở LĐTB&XH về các ý kiến chưa thống nhất và đề xuất ý kiến của Phòng Việc làm;
· Phòng Việc làm trình Giám đốc Sở LĐTB&XH trong vòng 3 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Trung tâm GTVL;
· Sau khi Giám đốc Sở LĐTB&XH đã có quyết định và hồ sơ đã được chuyển cho Phòng Việc làm, Phòng Việc làm có trách nhiệm trả lại toàn bộ hồ sơ, bao gồm cả quyết định, cho Trung tâm GTVL để tiến hành làm các thủ tục tiếp theo.
b. Trách nhiệm của Giám đốc Sở LĐTB&XH
· Xem xét hồ sơ, trong trường hợp chưa rõ hoặc có ý kiến khác với đề xuất, Giám đốc Sở LĐTB&XH yêu cầu Trung tâm GTVL hoặc Phòng Việc làm giải trình.
· Quyết định hưởng BHTN trong vòng 2 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đề xuất từ Phòng Việc làm;
· Trả lại hồ sơ hưởng BHTN cho Phòng Việc làm để Phòng chuyển lại hồ sơ cho Trung tâm GTVL để làm thủ tục tiếp theo.